MCI BLOGS


Nơi chia sẻ về những câu chuyện thú vị và những kinh nghiệm về lập trình phần mềm, phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu và kĩ sư dữ liệu..
Câu chuyện nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu của Học viện Công nghệ MCI dành cho độc giả.

NHỮNG SAI LẦM KHI TÌM VIỆC MÀ DATA SCIENTITS CẦN PHẢI TRÁNH

Lê Thị Huyền Trang - Jan. 5, 2023, 3:36 p.m.

Khoa học dữ liệu đang ngày một phát triển với những yêu cầu khắt khe với ứng viên. Điều này gây khó khăn hơn cho những ứng viên có ít kinh nghiệm khi bắt đầu làm việc. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số sai lầm phổ biến để bạn tránh khỏi trong quá trình tìm việc của mình.

Xem nhanh

Khoa học dữ liệu đang ngày một phát triển với những yêu cầu khắt khe với ứng viên. Điều này gây khó khăn hơn cho những ứng viên có ít kinh nghiệm khi bắt đầu làm việc. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số sai lầm phổ biến để bạn tránh khỏi trong quá trình tìm việc của mình. 

Những sai lầm mà Data Scientist cần phải tránh 

1. Đừng đánh giá thấp kiến thức ở trường Đại học

 Nếu bạn đang tìm kiếm công việc về Khoa học dữ liệu, có thể thấy hầu hết đều yêu cầu trình độ học vấn. Mặc dù có rất nhiều BootCamp và các khóa học bổ sung cho CV của bạn, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên tìm kiếm các ứng viên có bằng cấp kỹ thuật hoặc bằng thạc sĩ. 

Điều tích cực là ngày càng có nhiều trường đại học đào tạo các chương trình khoa học dữ liệu và các khóa học trực tuyến để giúp bạn đạt được kiến ​​thức chuyên môn cần thiết để dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí Khoa học dữ liệu. 

 

2. Quá tập trung vào lý thuyết chứ không phải vào các dự án

Khi mọi người tìm hiểu một ngành nghề mới thường có thói quen tập trung nhiều vào lý thuyết. Bởi vì, họ muốn có một sự hiểu biết sâu rộng thông qua việc tìm hiểu lí thuyết. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào lý thuyết là điều không cần thiết. Hãy dành thời gian tìm hiểu về các dự án từ những chuyên gia, rèn luyện kỹ năng của mình và làm quen với việc ứng dụng kiến thức vào case study thực tế. 

3. Kỹ năng trình bày CV  

Đôi khi, CV lại chính là lý do lớn nhất khiến bạn không vượt qua vòng tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu Eye Tracking của Ladders 2018 cho biết, trung bình nhà tuyển dụng dành 7,4 giây để đánh giá hồ sơ của ứng viên. Chính vì vậy, việc trình bày CV một cách khoa học là điều đầu tiên bạn phải làm được. Hãy vẽ một bức tranh dễ hiểu cho nhà tuyển dụng với những điểm quan trọng thông qua các gạch đầu dòng và cấu trúc CV rõ ràng.  

 

4. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp thường nộp đơn xin việc từ công ty này tới công ty khác mà quên mất không chuẩn bị thật kỹ cho vòng phỏng vấn. Bạn nên biết rằng phần dễ là nộp đơn, phần khó nhất là thuyết phục nhà tuyển dụng. 

Mỗi công ty công nghệ có thể thực hiện giai đoạn tuyển dụng khác nhau, tuy nhiên, quy trình vòng phỏng vấn có thể khá giống nhau. Bắt đầu bằng phỏng vấn qua điện thoại, sau đó phỏng vấn tại văn phòng với HR hoặc các bên liên quan. 

5. Tìm việc một cách khoa học

Đừng chỉ ứng tuyển công việc thông qua chức danh công việc; hãy sử dụng kỹ năng của bạn để tìm kiếm công việc phù hợp. Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội việc làm dành cho Data Scientist hơn. Một số vị trí còn yêu cầu những kỹ năng không phổ biến. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng mình đã đọc phần mô tả và yêu cầu để xem mình có phải là người phù hợp hay không. 

 

6. Hiểu lĩnh vực bạn sẽ làm việc

Hiện tại, các nhà khoa học dữ liệu đang có nhu cầu cao trong hầu hết mọi ngành từ tài chính đến thời trang. Điều bắt buộc khi bạn đi xin việc là bạn phải hiểu rõ lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đừng bắt đầu sự nghiệp với tư cách là Data Scientist cho một Ngân hàng mà không có kiến ​​thức về cách thức hoạt động của các ngân hàng và các thuật ngữ. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trước khi bắt đầu công việc, hãy tìm hiểu nhiều nhất về lĩnh vực đó. 

Kết luận 

Trên đây là một số sai lầm cơ bản của Data Scientist trước và sau khi bắt đầu công việc. Bạn có thể tham khảo và đúc kết lại cho mình những chiến lược hiệu quả để sẵn sàng bước vào thế giới của Khoa học dữ liệu. Chúc bạn thành công. 

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 6000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp