Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  LỘ TRÌNH CHI TIẾT TRỞ THÀNH FULL- STACK DEVELOPER TRONG 12 THÁNG PHẦN 01

LỘ TRÌNH CHI TIẾT TRỞ THÀNH FULL- STACK DEVELOPER TRONG 12 THÁNG PHẦN 01


Full Stack Developer là vị trí phụ trách cả 2 mảng là Front-end Developer (thiết kế UI, UX và flow) và Back-end Developer (thiết kế database và viết các API cần thiết). Ở vị trí này bạn vừa phải có khả năng tư duy logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu , vừa có thể ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hóa cách hiển thị của trang web/ ứng dụng di động. Để trở thành Full Stack Developer với tư duy logic cùng kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu cần bắt đầu học từ đâu? Nền tảng kiến thức nào cần nắm vững? Hãy cùng MCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  300 lượt xem

Nội dung bài viết

Full Stack Developer là vị trí phụ trách cả 2 mảng là Front-end Developer (thiết kế UI, UX và flow) và Back-end Developer (thiết kế database và viết các API cần thiết). Ở vị trí này bạn vừa phải có  khả năng tư duy logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu , vừa có thể ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hóa cách hiển thị của trang web/ ứng dụng di động. Để trở thành Full Stack Developer với tư duy logic cùng kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu cần bắt đầu học từ đâu? Nền tảng kiến thức nào cần nắm vững? Hãy cùng MCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

4 KIẾN THỨC CẦN HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH  FULL-STACK DEVELOPER

I. Kiến thức về Frontend: Thời gian học ~ 5 tháng

1.1 Ngôn ngữ lập trình HTML 

Hãy bắt đầu tìm hiểu Hyper HyperText Markup Language-HTML - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Đây là cú pháp được dùng để xây dựng cấu trúc của một website. Trong công việc, HTML được ứng dụng để trong việc phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,…

Bạn có thể quan sát thấy, một website thông thường sẽ có nhiều HTML document như  trang chủ, trang blog, trang liên hệ,… Mỗi phần như vậy sẽ có một tệp HTML riêng. Bên cạnh đó, mỗi tệp HTML bao gồm 1 bộ tag hay còn được gọi là element. Ngoài ra, các HTML element đều có một tag mở và một tag đóng với cấu trúc như sau: <tag></tag>.

1.2 Ngôn ngữ lập trình CSS

Ngôn ngữ lập trình CSS - Cascading Style Sheets là ngôn ngữ được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Đây là ngôn ngữ lập trình được thiết kế khá đơn giản và dễ sử dụng. CSS chịu trách nhiệm chính xử lý giao diện của trang web như màu sắc văn bản, hình ảnh, bố cục, kiểu chữ, font chữ,...

1.3 Ngôn ngữ lập trình website JavaScript 

JavaScript là ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay bởi nó được tích hợp và nhúng vào HTML giúp website trở nên sống động hơn. Ngoài ra, JavaScript cũng đóng vai trò gần giống như một phần của website, cho phép Client-side Script từ người dùng tương tự máy chủ (Nodejs) để tạo ra những website động. Bạn có thể dễ dàng học và áp dụng JavaScript cho nhiều mục đích như chạy game hay tạo phần mềm web. 

1.4 Frameworks 

Frameworks là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ những đoạn code đã viết sẵn. Từ đoạn code này cấu thành nên khung và thư viện lập trình được đóng gói. Frameworks cung cấp tính năng có sẵn như mô hình, API và nhiều tính năng khác. Trong các ứng dụng của công nghệ thông tin hiện nay, framework khá phổ biến như backend, frontend, ứng dụng mobile,.. Tuy nhiên, framework phổ biến nhất vẫn là dành cho web và dành cho mobile. 

1.5 Redux

Redux js là một thư viện Javascript giúp tạo ra thành một lớp quản lý trạng thái của ứng dụng. Nó giúp bạn viết các ứng dụng hoạt động một cách nhất quán, chạy trong các môi trường khác nhau (client, server, and native) và dễ dàng để test. Redux hoạt động dựa trên 3 thành phần cơ bản: Actions, Reducers và Store. 

1.6 Git

Một lời khuyên hữu ích không chỉ dành cho các bạn mới tìm hiểu về IT nói chung và Developer nói riêng chính là hãy tìm hiểu Git càng sớm càng tốt. Đây là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán ( Distributed Version Control SystemDVCS) giúp users dễ dàng theo dõi những thay đổi trong dự án của mình. Bạn có thể xem đây giống như Google Drive và hoàn toàn có thể chia sẻ dữ liệu trong kho với những người dùng khác. Một tính năng khá hay của Git đó chính là dễ dàng xem lại danh sách các sự thay đổi của file như nội dung file bị thay đổi, ngày giờ sửa đổi, người thay đổi là ai, lý do thay đổi hay tên phiên bản…

Bên cạnh đó, các kỹ sư phần mềm và nhà tuyển dụng khác cũng sẽ muốn xem các dự án của bạn trên Github. Nó sẽ là một phần quan trọng trong "Profile" hoặc "CV" xin việc của bạn. 

Ngoài kiến thức về Frontend, vị trí Full stack Developer còn yêu cầu ứng viên có kiến thức về Backend, Khoa học máy tính và các ngôn ngữ truy vấn thường sử dụng. Cùng MCI khám phá những kiến thức này ở phần tiếp theo nhé!

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Phân tích Dữ liệu và Hiểu biết Khách hàng: Tối ưu hóa Trải nghiệm Người dùng

Phân tích dữ liệu là quá trình tổng hợp, xử lý, đánh giá và giải thích các dữ liệu liên quan đến hành vi của khách hàng, bao gồm lịch sử giao dịch, hoạt động trên trang web, tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, đánh giá về chất lượng và sự hài lòng, và nhiều yếu tố khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển doanh nghiệp của bạn.

ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ R TRONG MỌI LĨNH VỰC

Các ứng dụng của ngôn ngữ lập trình R không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực, chúng ta có thể thấy việc sử dụng R trong ngân hàng, thương mại điện tử, tài chính và nhiều lĩnh vực khác. Bài viết này sẽ làm cho bạn làm quen với R với các ứng dụng thực tế.

LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 02/2022

Mời bạn tham khảo các khóa học Data của MCI trong tháng 2 này nhé.

Các bài viết liên quan